Thiết Kế Không Gian Cho Trẻ Sơ Sinh

Trước khi trẻ ra đời, chúng ta hãy thiết kế không gian cho bé thật hài hòa. Đó là nơi an toàn và khuyến khích tính tự lập của trẻ. Nơi trẻ có thể thoải mái trải nghiệm những cảm giác khác nhau, phát triển khả năng của mình một cách toàn diện.

Có bốn loại không gian mà bạn cần quan tâm đến đó là: Không gian bé ngủ, không gian vệ sinh-thay quần áo, không gian ăn uống và không gian cho các hoạt động. Tùy thuộc vào diện tích căn phòng của trẻ  mà bạn có thể sắp xếp các không gian trên sao cho hợp lý nhất.

1. Không gian bé ngủ:

Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để thiết kế không gian ngủ sao cho hợp lý nhất. Đó phải là nơi không có thành – vách, nơi bé có thể nhìn thấy toàn bộ căn phòng và thấy những thứ gì đó thú vị khi mình tỉnh giấc, ví dụ như những món đồ chơi chuyển động, bay bay, lấp lánh…

Trong những tuần đầu tiên. cuộc sống của bé được vận động theo nhịp độ nối tiếp ngủ và thức. Một chu trình ngày và đêm được hình thành. Nó sẽ giúp bé điều chỉnh giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

Không gian cho bé ngủ
Không gian cho bé ngủ

2. Không gian vệ sinh và thay quần áo:

Sử dụng chiếc tủ thấp, nhiều ngăn để bỉm và các vận dụng cần thiết cho trẻ trong tầm tay bạn. Trong tủ, bạn chuẩn bị sẵn khăn vuông bằng vải bông, những miếng lót và một vài bộ quần áo theo mùa. Dưới chân tủ, bạn hãy chuẩn bị sẵn một thủng rác đập chân để đựng những miếng lót đã sử dụng và một chiếc giỏ để đựng quần áo và tã lót phải giặt.

3. Không gian cho bé ăn uống:

Bạn hãy chọn một chiếc ghế thật thoải mái để việc cho bé bú và uống sữa. Hoặc nó có thể là một chiếc võng đu đưa nhẹ nhàng cho cả mẹ và bé. Xung quanh đó bạn có thể treo một số khung trang phong cảnh thiên nhiên. Để bé có thể nhìn thấy khi bạn ru bé ngủ.

Bên cạnh đó, bạn có thể đặt một giá sách nhỏ, nơi bạn lựa chọn những cuốn sách sẽ đọc cho con. Bạn có thể chọn một số thể loại như: các tập thơ, các bài hát, các cuốn sách bìa cứng…

Không gian cho bé ăn uống
Không gian cho bé ăn uống

4. Không gian cho bé hoạt động:

Ngay từ khi mới chào đời, bé đã biết tự mình quan sát xung quanh. Sự chú ý của bé sẽ tập trung tới đôi bàn tay và hình ảnh phản chiếu trong gương. Nó tạo cơ hội để bé tập trung tư tưởng. Nó sẽ giúp bé hình thành tính cách sau này.
Do vậy bạn hãy thiết kế không gian mà có thể kích thích sự tò mò, độc lập của trẻ. Không nên đặt quá nhiều đò chơi xung quanh bé, nó sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Khi trẻ tập trung vào một hoạt động, điều quan trong là không cắt ngang sự tập trung đó.

Không gian cho bé hoạt động
Không gian cho bé hoạt động

Vậy không gian này có thể bao gồm những thứ sau:
– Một chiếc đệm thấp đặt xát đất.
– Một chiếc gương.
– Một số đồ chơi chuyển động.
– Một số khung tranh phong cảnh hoặc các tác phẩm nghệ thuật.

Chúc các mẹ thiết kế được cho còn mình những không gian hợp lý và thuận tiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now